Nguyên nhân và cách khác phục tình trạng hú rít khi hát karaoke gia đình
Là một người từng cực kì nhọc nhằn trong việc tìm hiểu và chọn mua dàn karaoke gia đình về sử dụng. Sau một khoảng thời gian ban đầu hát rất bình thường thì dàn karaoke lại bắt đầu xuất hiện tình trạng hú rít không ngừng mà mình cũng không biết là do đâu. Thế là mình bắt đầu mò mẫm chỉnh lung tung làm cho tình trạng này càng ngày càng nặng hơn có lúc còn làm mình khó chịu đến mức muốn bán và sắm dàn karaoke gia đình khác.
Nhưng sau khi mình vào làm việc tại Thanh Huy Audio đã được các bạn kỹ thuật viên giúp mình hiểu ra các nguyên nhân dẫn đến micro bị hú rít rồi chỉ tận tình cách khắc phục, mình đã về áp dụng cho bộ dàn hát karaoke nhà mình sau đó đã không còn xuất hiện tình trạng trên nữa. Vì vậy ngày hôm nay mình xin dành ra một chút thời gian để chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng micro bị hú rít khi hát karaoke gia đình, cùng mình tìm hiểu nhé.
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến dàn karaoke hú rít không ngừng?
1. Nguyên nhân từ Micro karaoke
Tiếng micro bị hú, thuộc âm bass nằm trong dải tần từ 20Hz đến 200Hz, còn tiếng rít thì thuộc âm treble nằm trong khoảng dải tần từ 6kHz đến 20kHz. Micro bị hú gồm những nguyên nhân sau đây:
Vị trí micro hướng thẳng và gần loa: thông thường khi bạn hát có thói quen quay người lại khiến micro nằm ở vị trí đối diện và gần với vị trí đặt loa, mà micro thì thu tiếng ca của bạn sau đó phát ra loa nên vô tình micro thu luôn tiếng loa và khuếch đại lên theo cấp số nhân, cứ thế lặp lại khiên cho micro bị hú.
Do hiện tượng cộng hưởng âm thanh: Đây là nguyên nhân làm cho dàn karaoke của mình bị hú không ngừng suốt một thời gian dài, liên quan đến không gian bố trí dàn karaoke. Nếu diện tích phòng hoặc không gian bạn đặt dàn loa được thiết kế với chất liệu và đồ vật trang trí có khả năng vang dội khi loa phát ra âm thanh thì sẽ xảy ra hiện tượng tần số cộng hưởng với không gian phòng làm cho micro thu phải các tạp âm dẫn đến hiện tượng hú. Ví dụ cụ thể như việc bạn lấy cái ly thủy tinh áp vào tai sau đó lấy cái muỗng gõ vào sẽ thấy tiếng vang vọng đấy gọi là cộng hưởng âm thanh.
Lỗ thoát hơi trên micro bị nghẽn: Mỗi micro đều được thiết kế lỗ thoát hơi sau màng lọc âm của micro. Khi lỗ thoát hơi bị tắc nghẽn gây ra hiện tượng cộng hưởng diễn ra bên trong thân micro cũng gây hú.
Khi micro bị thiếu công suất: âm lượng sẽ không đủ cho nhu cầu sử dụng của người hát. Khi không còn headroom dự trữ việc bị clip trên những thiết bị phía sau sẽ xảy ra và âm thanh sẽ bị méo tiếng dẫn tới mic hú. Headroom là khoảng cách biệt dự trữ từ tín hiệu bình thường đến tín hiệu tối đa trong cài đặt âm thanh, khi tín hiệu dùng hết Headroom và đạt ngưỡng tối đa thì được gọi là Clip dẫn đến làm cho micro bị hú do âm thanh bị méo.
2. Nguyên nhân đến từ các thiết bị khác trong bộ dàn karaoke
Do amply hoặc cục đẩy công suất: nếu thiết bị khuếch đại thiếu công suất sẽ khiến loa hoạt động với mức âm lượng thấp không đủ mạnh cũng phát sinh ra tình trạng hú
Chỉnh các thiết bị xử lý âm thanh không đúng kỹ thuật: Đây là nguyên nhân gây hú rít chiếm hơn 60% mà nhiều người hay mắc phải nhất cũng giống như mình không biết một chút gì về âm thanh mà vẫn cố chỉnh. Mọi người nên hãy trang bị cho mình một ít kiến thức về âm thanh hoặc nhờ người thân bạn bè
Ngoài ra còn một số nguyên nhân sâu xa liên quan đến loa karaoke không đảm bảo chất lượng hoặc mua phải các thiết bị dỏm không chính hãng.
Cách khắc phục tình trạng Micro bị hú rít khi hát karaoke gia đình.
Ngăn cách đường hồi tiếp bằng biện pháp để micro và loa xa nhau và hạn chế hướng micro vào loa karaoke
Nên chọn những đơn vị lắp đặt dàn karaoke gia đình uy tín nhờ họ tư vấn lựa chọn mức công suất dàn karaoke phù hợp với không gian nhà bạn để tránh xảy ra hiện tượng cộng hưởng âm thanh không mong muốn.
Đối với tình trạng lỗ thoát hơi micro bị nghẽn: Kiểm tra và vệ sinh lỗ thoát hơi của micro hoặc có thể đem ra tiệm sửa chữa nhờ thợ kiểm tra. Ưu tiên chọn các loại micro tầm trung cao cấp có xuất xứ rõ ràng.
Khi micro bị thiếu công suất: Bạn hãy tăng công suất của amply hoặc cục đẩy công suất lên, điều chỉnh độ nhạy của micro tăng lên để nó bắt kịp tiếng của chính nó khi phát ra loa để hạn chế được việc xuất hiện tiếng hú
Amply hoặc cục đẩy thiếu công suất: khi mua thiết bị nên chú ý đến các thông số kỹ thuật để xem có phù hợp với loa karaoke như công suất, độ nhạy, trở kháng để bộ dàn âm thanh hát karaoke hoạt động ổn định tránh được tình trạng hú rít.
Lỡ tay chỉnh các thiết bị không đúng kỹ thuật: Nên tìm bạn bè người thân có kinh nghiệm chỉnh các thiết bị âm thanh chỉnh dùm, hoặc có thể tìm đến các công ty âm thanh nhờ họ setup lại dàn karaoke, nếu bạn thích tự mình mài mò thì có thể thông qua internet tìm các kênh hướng dẫn setup phù hợp với thiết bị của mình như Youtube, Google.
Với những thông tin, cũng như kinh nghiệm mình đã trải qua trong việc xử lý tình trạng hú rít của dàn karaoke gia đình, hy vọng bạn có thể tiếp thu và áp dụng thành công cho bộ dàn karaoke gia đình của mình nhé!
Inipsenex Trả lời
11/05/2022Cialis Dura Quanto Tempo Fmrjzx https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Generic Propecia Prescription Cialis Plkvlu cialis once a day dose Flonase Pas Cher Dhbafm https://newfasttadalafil.com/ - Cialis